Chào bác sĩ. Em xin hỏi thuốc gây mê có ảnh hưởng nhiều đến trí nhớ không? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn giúp em.
Chào bạn. Với câu hỏi “Dùng thuốc gây mê có ảnh hưởng nhiều đến trí nhớ không?” bác sĩ xin trả lời như sau: Thuốc gây mê không ảnh hưởng đến trí nhớ ở người khỏe mạnh. Vì thế, bạn không nên quá lo lắng trong quá trình sử dụng.
Nếu có vấn đề gì cần tư vấn, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Bệnh viện Quân Y 110 để được bác sĩ chuyên khoa trao đổi thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những lo lắng tới Bệnh viện. Trân trọng.
Tháng 10 là lúc thời tiết thay đổi hết sức thất thường, khu vực phía Nam mưa nắng bất chợt trong khi phía Bắc bắt đầu xuất hiện những con gió lạnh kèm theo tiết trời hanh khô, khiến các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh, kéo theo nguy cơ bệnh dịch, đặc biệt là với trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
- Cảm cúm: cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra khi cơ thể con người không thích nghi kịp với những biến đổi của thời tiết, môi trường xung quanh, nhất là với những người sức đề kháng không cao như người già hay trẻ em. Vì vậy, người lớn tuổi cần hết sức cẩn thận, giữ ấm khi ra ngoài, các mẹ cần lưu ý đeo khẩu trang và tránh để con tiếp xúc với người lạ, trẻ mắc cúm.
- Sốt xuất huyết: sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu virus Dengue (DEN) gây ra. Bệnh lây do loài muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) đốt từ người bệnh truyền sang cho người lành.
Bệnh sốt xuất huyết có 2 triệu chứng điển hình là sốt và xuất huyết (chảy máu). Sự nguy hiểm của bệnh là giảm lượng tiểu cầu trong máu, nếu lượng tiểu cầu thấp có thể gây chảy máu không cầm được, nếu chảy máu ở nội tạng người bệnh có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra sốt xuất huyết còn làm tăng tính thấm thành mạch làm huyết tương trong máu thoát ra ngoài, gây hiện tượng máu cô, dẫn đến giảm khối lượng máu lưu hành, tụt huyết áp và sốc. Nếu không được cấp cứu kịp thời cũng sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, bệnh thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em.
Hiện bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Việc điều trị sốt xuất huyết hiện nay chủ yếu là nhằm điều trị triệu chứng. Do đó, cần đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
- Bệnh sởi: sởi là bệnh truyền nhiễm do virus sởi gây ra và là một trong các loại bệnh dịch phổ biến ở nước ta vào thời điểm tháng 9-tháng 10 hàng năm. Bệnh sởi có các biểu hiện đặc trưng là sốt, phát ban, ho, mắt đỏ (viêm kết mạc mắt), chảy nước mũi; có thể dẫn đến những biến chứng nặng như: Viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não... dễ dẫn đến tử vong. Bệnh lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua bàn tay bị ô nhiễm với các dịch tiết đường hô hấp có chứa mầm bệnh.
Với trẻ mắc bệnh sởi, cha mẹ không nên kiêng nước, kiêng gió, kiêng ăn… Bởi khi trẻ không được ăn đủ chất sẽ khiến bệnh kéo dài; còn kiêng gió, kiêng nước khiến trẻ không đảm bảo vệ sinh làm tăng tỷ lệ viêm phổi và các bệnh viêm đường hô hấp khác.
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh. Để đạt hiệu quả phòng bệnh cao, trẻ cần được tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi (mũi 1 tiêm khi trẻ được 9 tháng tuổi; mũi 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi). Ngoài ra, để phòng tránh nguy cơ bùng phát dịch sởi, cần có kiến thức tự phòng, chống. Bên cạnh đó, cần tiến hành tiêm vắc xin sởi cho phụ nữ ở độ tuổi mang thai và những người dân trong cộng đồng chưa có kháng thể chống sởi giúp giảm số người mắc, phòng lây nhiễm bệnh sởi...
- Bệnh tay chân miệng: cùng với bệnh sởi, tay chân miệng là loại bệnh phổ biến vào tháng 9, tháng 10 và tháng 11 hàng năm, khi thời tiết biến đổi phức tạp. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.
Các bệnh kể trên đều do virus gây ra và đều có triệu chứng đầu tiên là nóng sốt. Vì thế, ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu, cần đưa trẻ đi khám để xác định xem hiện tượng nóng sốt ở trẻ là do loại bệnh lý nào để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Cách phòng tránh
- Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà…).
- Giữ ấm cơ thể: ở những ngày giao mùa nóng lạnh thất thường, cơ thể dễ bị cảm lạnh, nhất là ở người già và trẻ nhỏ. Vì vậy, cần giữ ấm cổ, ngực, lưng, đặc biệt là gan bàn chân. Thời điểm cần chú ý là ban đêm, lúc đi ngủ và khi tắm.
- Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Các loại trái cây thuộc họ cam quýt như cam, bưởi là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Một số loại thực phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng như rau xanh (súp lơ xanh, nấm..) hoặc các loại thực phẩm như cá, thịt bò, tỏi cũng sẽ giúp cơ thể chống chọi với các nguy cơ gây bệnh tốt hơn.
- Luyện tập nhiều hơn: để tăng sức đề kháng của cơ thể, cần luyện tập nhiều hơn vào những ngày giao mùa. Đừng quên khởi động kỹ các khớp, cơ và bắp trước khi tập để đốt nóng cơ và phòng tránh nguy cơ bị chuột rút. Sự thay đổi nhiệt độ giữa hai mùa sẽ khiến dễ có nguy cơ bị cảm lạnh vào những buổi sáng và buổi tối. Chính vì thế, khi luyện tập, nên chú ý việc lựa chọn trang phục phù hợp với nhiệt độ của môi trường.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài: đeo khẩu trang để phòng bệnh là một việc đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa virus, vi khuẩn lây qua đường hô hấp. Nên sử dụng khẩu trang để bảo vệ chính mình khi tới bệnh viện, khi ở gần nguồn lây nhiễm, hoặc khi có dịch. Khi bản thân có các triệu chứng như hắt hơi, ho… nên đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người khác.
- Giữ tâm trạng tốt: việc thay đổi thời tiết có thể ảnh hưởng tới cả thể chất và tinh thần. Nhiều người có thể bị mất ngủ, đau đầu và rơi vào trạng thái tâm lý mất ổn định. Vì vậy, ngoài việc giữ cơ thể khỏe mạnh, cũng nên quan tâm tới sức khỏe tinh thần, giữ cho tâm trạng thoải mái và tích cực. Có thể thư giãn bằng việc nghe nhạc, đọc sách để thư giãn và nhất là ngủ đủ giấc để cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể. Nên giữ phòng ngủ thoáng mát, không chói sáng để có những giấc ngủ đạt chất lượng.
Bệnh nhân sau khi điều trị được bác sĩ xác nhận bệnh ổn định, bệnh nhân chuyển sang chế độ theo dõi thì không còn yếu tố gây sụt cân nữa vì các yếu tố gây sụt cân gắn liền với sự phát sinh, phát triển của khối u. Khi khối u không còn thì các yếu tố này cũng mất đi. Chế độ ăn uống trở lại bình thường.
Có 2 vấn đề bệnh nhân cần lưu ý:
Sau điều trị bệnh nhân còn trong chế độ theo dõi, thường là 5 năm. Chế độ ăn cần hợp lý, cần đủ chất dinh dưỡng và nên bỏ thói quen ăn uống có hại như: ăn gỏi, ăn sống, thịt nướng, muối…; không dùng nhiều chất kích thích như: rượu, bia, các thức ăn có nhiều chất cay.. cũng không nên ăn quá nhiều hoặc kiêng quá mức cần thiết.
Một số bệnh ung thư có một phần nguyên nhân là ăn uống. Vì vậy, nên tuân thủ nghiêm túc chế độ thực phẩm như: ăn ít chất béo, nhiều chất xơ và hoa quả. Một số bệnh ung thư sau điều trị bệnh có ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa cần tuân thủ ý kiến của bác sĩ điều trị. Sau phẫu thuật cắt bỏ một số cơ quan như: dạ dày, tụy, đại tràng hoặc sau tia xạ vùng miệng, họng, thực quản… cần chế biến thực phẩm phù hợp với từng bệnh nhân.
Xin chào Nghĩa! Bạn lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình là đúng, với triệu chứng mà Nghĩa mô tả, bác sĩ bước đầu chẩn đoán bạn mắc bệnh lý liên quan đến tim mạch. Trong đó, các bệnh lý liên quan đến tim mạch bao gồm: Các bệnh mạch máu như bệnh động mạch vành, bệnh viêm cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim. Bệnh lý tim mạch xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng.
Do đó, lời khuyên mà bác sĩ dành cho bạn là:
Hãy đi khám chuyên khoa Tim mạch tại các cơ sở y tế hoặc đến Bệnh viện Quân y 110 để bác sĩ khám và tư vấn đầy đủ nhất.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng, rất mong có thể được gặp bạn để tư vấn cụ thể hơn!
Chào bạn! Có nhiều cách để giảm đau sau mổ ở xương của tay, ngoài giảm đau bằng cách sử dụng các loại thuốc giảm đau khác nhau thì bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp khác như: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay, gây tê chọn lọc thần kinh trụ hoặc thần kinh quay (tùy thuộc vào vị trí tổn thương và phẫu thuật), vật lý trị liệu (điện châm, massage, siêu âm trị liệu...), phục hồi chức năng,..
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Bệnh viện Quân y 110. Trân trọng.
Chào chị. Bé nên được khám hậu môn để xác định có bị hẹp hậu môn hay không. Trẻ em hay bị táo bón do chế độ ăn và thói quen đi cầu nên cha mẹ cần phối hợp nghe theo lời khuyên bác sĩ tư vấn để việc điều trị được hiệu quả chị nhé.
Cảm ơn chị đã đặt câu hỏi tới Bệnh viện quân y 110. Trân trọng.
Chào bạn. Trước tiên bạn cần giữ vết mổ sạch và khô ráo, sau khi được tháo băng chỉ nên dùng xà phòng và nước sạch để rửa. Cần có chế độ dinh dưỡng đảm bảo, cân đối để giúp vết mổ lành tốt. Vết mổ có thể ngứa hoặc hơi đau, căng, hoặc tê trong vài tuần, có thể thấy quanh vết khâu còn thâm tím, đó là bình thường.
Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng xuất hiện, cụ thể là vết mổ rỉ dịch hay máu, vết mổ mở toác rộng ra, vết mổ bị đỏ hay nóng lên, bệnh nhân bị sốt... Hoặc bạn cảm thấy xương ức như dịch chuyển, nghe thấy tiếng “clic” hay cảm giác bị nứt gãy khi cử động thì cần đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện thuộc Bệnh viện để kiểm tra vết mổ và có hướng điều trị kịp thời.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng, chia sẻ những lo lắng tới Bệnh viện Quân y 110. Chúc bạn sớm ổn định sức khỏe. Trân trọng!
Chào chị Tuyết Lan.
Đái tháo đường là bệnh mãn tính. Y học vẫn chưa chữa khỏi căn bệnh này nhưng nếu người bệnh có chế độ ăn uống hợp lý và duy trì thường xuyên các hoạt động thể dục thể thao có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
Mùa đông đã đến, và cùng với đó là mùa lạnh và cúm. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về một số bệnh phổ biến mà trẻ dễ mắc khi chuyển mùa lạnh và một số lời khuyên về cách giữ cho gia đình bạn khỏe mạnh trong mùa đông này.
Cảm lạnh thông thường
Cảm lạnh là một bệnh nhiễm siêu vi được biểu hiện bằng sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, ho hoặc đau đầu. Trẻ cũng có thể bị sốt sớm. Sốt thường thấp. Cảm lạnh có thể xảy ra quanh năm, mặc dù chúng thường gặp nhất trong những tháng mùa đông, được gây ra bởi nhiều loại vi rút khác nhau. Hầu hết các cơn cảm lạnh trở nên tồi tệ trong 3 - 5 ngày và sau đó bắt đầu được cải thiện. Việc giải quyết hoàn toàn các triệu chứng cảm lạnh phải mất khoảng 7 -10 ngày. Trẻ em thường bị cảm lạnh từ 10 lần trở lên mỗi năm! Để phòng tránh cảm cúm, bố mẹ cần: giữ ấm bàn tay, bàn chân, ngực, đầu, cổ cho trẻ, thực hiện uống nước ấm và không cho ăn đồ lạnh; bổ sung những thực phẩm giàu protein, vitamin C từ hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước.
Nhiễm vi rút hợp bào hô hấp (RSV) / Viêm phế quản
Viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ do virus. Nó thường được thấy ở trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Các triệu chứng bao gồm nghẹt mũi, ho, sốt nhẹ và thở khò khè.
Vi rút hợp bào hô hấp là một loại vi rút đặc biệt, là nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản, mặc dù nhiều loại virus khác nhau có thể gây viêm phế quản. Nó thường bắt đầu tương tự như cảm lạnh thông thường và sau đó có thể tiến triển thành một căn bệnh nghiêm trọng hơn, với biểu hiện thở khò khè, khó thở và mất nước. Tương tự như cảm lạnh, các triệu chứng có xu hướng xấu đi trong vài ngày đầu và sau đó từ từ bắt đầu cải thiện. Hầu hết trẻ em được điều trị tốt ở nhà, nhưng một số trẻ sẽ cần phải nhập viện do khó thở hoặc mất nước. Bệnh nhân có thể bị ho kéo dài hai tuần trở lên.
Cảm cúm
Cảm cúm thường được biết đến nhiều hơn với tên gọi là cúm. Nó thường xuất hiện nhanh chóng với sốt cao, ho, đau họng, đau đầu và đau nhức cơ bắp. Sốt thường kéo dài đến 5 ngày. Có một số loại thuốc chống virút có sẵn để giúp chống lại bệnh cúm; tuy nhiên, những thuốc này chỉ rút ngắn thời gian bị bệnh xuống 1 - 2 ngày và phải được bắt đầu kịp thời để có ích. Nói chung, những thuốc này chỉ được khuyến nghị đối với trẻ em có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng hoặc nhập viện.
Viêm họng do liên cầu khuẩn
Viêm họng do liên cầu khuẩn thường thấy nhất ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Trẻ em thường xuyên bị đau họng, đau đầu và đau dạ dày. Một số trẻ sẽ bị sốt cao hoặc nôn mửa. Viêm họng không có triệu chứng như
cảm lạnh hoặc ho. Nó thường được điều trị dễ dàng bằng kháng sinh, trẻ em bị viêm họng liên cầu khuẩn nên được điều trị để giúp ngăn ngừa các biến chứng sau này do nhiễm trùng. Trẻ em nên ở nhà không đến trường học và tham gia các hoạt động khác cho đến khi chúng đã được dùng kháng sinh, hết sốt trong 24 giờ. Dạy trẻ vệ sinh tay tốt và cách che miệng (bằng khuỷu tay) khi ho hoặc hắt hơi. Nếu bạn có một trẻ sơ sinh, hãy nên giữ trẻ ở nhà, cố gắng tránh các khu vực đông người hoặc đến thăm những người được biết là bị bệnh. Nếu con bạn bị ốm, cũng xin vui lòng giữ chúng ở nhà không nên cho trẻ đi học hoặc đến nhà trẻ để con bạn không lây bệnh cho những đứa trẻ hoặc nhân viên khác. Nói chung, con bạn có thể trở lại trường khi các triệu chứng được cải thiện và sau khi hết sốt trong 24 giờ (không cần dùng Paracetamon hoặc ibuprofen).
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản thường xuất hiện đột ngột vào giữa đêm. Bạn có thể thức dậy do con bạn ho to. Tiếng ho khan, âm sắc cao. Con của bạn cũng có thể phát ra tiếng động lớn trong khi thở - các bác sĩ gọi là tiếng khò khè, thở rít thanh quản. Trẻ bị ho nhẹ và thường được hỗ trợ tại nhà. Thông thường, các triệu chứng của viêm thanh quản sẽ được cải thiện khi tiếp xúc với không khí khô mát hoặc không khí nóng ẩm. Đối với trẻ em viêm thanh quản bị ho từ trung bình đến nặng hoặc khó thở thì phải đưa đến bệnh viện ngay. Bệnh được điều trị dễ dàng với các phương pháp điều trị khí dung và steroid.
Viêm phổi
Không giống như các bệnh mùa đông thông thường khác, viêm phổi thường do nhiễm vi khuẩn. Nó có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi nó bắt đầu như một cơn cảm lạnh, sau đó tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Ở những lần khác, có vẻ như con bạn ban đầu đã khỏe hơn, rồi đột nhiên trở lại tồi tệ. Nếu con bạn bị cảm trong vài ngày rồi đột nhiên bị sốt cao và ho càng nặng hơn thì có thể là dấu hiệu của viêm phổi. Bạn nên đưa trẻ đi khám để đánh giá. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy con bị khó thở, nên tìm kiếm đánh giá chăm sóc sức khỏe kịp thời và viêm phổi có thể nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn. Hầu hết viêm phổi có thể được điều trị ngoại trú bằng kháng sinh, nhưng một số trẻ em với các trường hợp nặng sẽ phải nhập viện.
Chào cháu!
Khi có thai vợ cháu đã dùng thuốc kháng sinh, nhưng thuốc đó là nhóm kháng sinh nào, chưa có cơ sở để khẳng định thuốc đó có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai hay không cho nên càng không có cơ sở để quyết định bỏ thai. Cháu nên đưa vợ cháu đến cơ sở y tế có uy tín, bác sĩ sẽ tư vấn cho cháu quy trình khám, quản lý thai cho vợ cháu và tư vấn những xét nghiệm cần thiết để sàng lọc dị tật thai nhi.
Cháu có thể đến thăm khám tại các cơ sở thuộc Bệnh viện Quân y 110 để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn và hướng dẫn.
Cảm ơn vì đã đặt câu hỏi tới Bệnh viện. Trân trọng.